Chống Thấm Bể Nước Ngầm

Bể nước  về cơ bản có hai loại là bể nước ăn và bể nước thải. Đây là công trình quan trọng đối với mỗi gia đình khi chứa đựng toàn bộ nước sinh hoạt. Vì thế khi bể nước bị thấm, rò rỉ nước thì với tư cách gia chủ bạn cần đưa ra giải pháp chống thấm nhanh chóng. Vậy cụ thể phương án nào sẽ giúp chống thấm bể nước hiệu quả? Ở đây bạn có thể tham khảo top 5 cách như sau:

Chống thấm bể nước bằng keo EPOXY 

Keo Epoxy là hợp chất tạo màng. Loại keo này trên thực tế được ứng dụng rất nhiều trong thi công chống thấm công trình. Trong đó có hạng mục chống thấm bể nước ngầm, nước ăn. Chỉ cần sử dụng keo xử lý bể nước bị rò rỉ sẽ mang lại hiệu quả chống thấm cao. Đặc biệt keo Epoxy có khả năng chịu áp lực cao, không độc hại. Đồng thời khi ứng dụng bạn sẽ không cần sử dụng sơn phủ lòng hay lớp gạch men. Chi tiết quy trình chống thấm được tiến hành với 3 bước:

Sử dụng keo Epoxy trong chống thấm bể nước là một phương án hữu hiệu

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

Quy trình chống thấm bể nước sẽ bắt đầu với bước chuẩn bị bề mặt. Theo đó, trước khi sử dụng keo Epoxy chống thấm bạn hãy rút hết nước trong bể. Đơn giản! Bạn hãy dùng máy bơm bơm hút nước. Tiếp tục, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bể nước. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên nghiệp khác nhau để đánh hết những vết nấm mốc, bụi bẩn trên bề mặt bể.

Bạn lưu ý công việc vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chống thấm bể nước. Vì thế dù bạn tiến hành quy trình chống thấm bể nước ăn hay nước thải thì cũng cần cẩn chú trọng khâu vệ sinh. Hãy đảm bảo trước khi chống thấm thì bề mặt thành bể  sạch sẽ, không bụi bẩn, rong rêu. Điều này sẽ giúp các vật liệu chống thấm khi ứng dụng bám dính tối ưu.

Bước 2: Thi công chống thấm 

Sau khi hoàn thành việc vệ sinh bể nước cần chống thấm bạn hãy tiến hành trộn thành phần hỗn hợp của keo Epoxy. Bạn chú ý trộn keo theo tỷ lệ 1:1. Đồng thời khi kiểm tra bề mặt bể thi công đã ở trạng thái khô ráo thì hãy quét hỗn hợp keo lên. Chỉ cần dùng con lăn Rulo để phủ keo Epoxy lên toàn bộ bề mặt bể nước là được. Tuy nhiên bạn hãy đảm bảo keo phủ đều, kín khắp bề mặt thành bể.

Thi công chống thấm bằng keo Epoxy

Riêng đối với những khu vực bề mặt thành bể có dấu hiệu vết chân chim, vết nứt, hở thì bạn cần xử lý trước. Cụ thể, bạn hãy xác định vị trí vết nứt. Rồi sau đó, bạn dùng chất phụ gia chống thấm +Keo Epoxy để trám vào. Cuối cùng hoàn thiện bề mặt bể nước chống thấm.

Bước 3: Kiểm tra hiệu quả quy trình chống thấm bể nước 

Sau khi thi công chống thấm bể nước bạn cần phải tiến hành test kết quả. Việc bạn cần làm là xả nước đầy bể. Sau đó, bạn kiểm tra xem liệu bể nước còn thấm nước nữa không. Tuy nhiên bạn chú ý không nên bơm nước xả vào bể ngay sau khi hoàn thành thi công chống thấm. Thay vào đó, thông thường bạn nên chờ đợi sau 3 ngày thi công. Đặc biệt trường hợp bạn thấy bể nước vẫn chưa được xử lý triệt để tình trạng thấm nước thì hãy thi công lại từ đầu.

Chống thấm bể nước bằng màng chống thấm 

Chống thấm bể nước ngầm, bể nước ăn bằng màng chống thấm là một phương án chống thấm điển hình. Phương án này được ghi nhận về hiệu quả chống thấm cao. Đồng thời quy trình chống thấm không quá phức tạp. Cụ thể bạn có thể tham khảo hướng dẫn toàn bộ quá trình chống thấm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

Quy trình chống thấm bể nước bằng màng chống thấm cơ bản gồm 4 bước. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là chuẩn bị bề mặt. Chính xác những việc bạn cần tiến hành để đảm bảo hiệu quả chống thấm cao nhất là:

Xử lý, vệ sinh bề mặt bể chống thấm

  • Xả nước, hút hết toàn bộ nước trong bể
  • Kiểm tra bề mặt thành bể nước cần chống thấm.
  • Tiến hành vệ sinh, chà rửa bề mặt bể chống thấm sạch sẽ
  • Nếu bề mặt bể có vết nứt thì cần xử lý. Đơn giản! Bạn cần khoanh vùng vị trí các vết chân chim, rạn nứt của bể. Sau đó, bạn dùng vữa để trét kín, khít. Đồng thời, bạn chà nhám, làm phẳng và vệ sinh bề mặt bể. Như vậy thì việc chống thấm bể nước sẽ đạt hiệu quả cao.

Bước 2:  Quét lớp tạo dính 

Sau khi hoàn thành bước vệ sinh bể bạn hãy chờ đợi cho đến khi bề mặt bể khô thoáng. Lúc đó, bạn hãy tiếp tục công việc chống thấm hồ nước – bể nước là quét lớp tạo dính. Điều này sẽ giúp lớp tạo dính phát huy tối đa hiệu quả bám dính.

Thông thường, bạn cần lu sơn để thực hiện quét lớp tạo dính lên bề mặt bể nước chống thấm. Đặc biệt khi quét lớp tạo dính bạn phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Tốt nhất lớp tạo dính nên được quét mỏng, đều. Quan trọng là lớp tạo dính cần phủ kín mọi ngóc ngách của bề mặt bể chống thấm.

Bước 3: Tiến hành thi công 

Ở đây công việc chính là bạn tiến hành thi công dán màng chống thấm bể nước ăn, sinh hoạt. Theo đó khi bạn kiểm tra thấy lớp tạo dính quét lên bề mặt bể đã khô thì dán màng chống thấm. Bạn có thể chọn loại màng lạnh chống thấm. Hoặc bạn cũng có thể ưu tiên chọn màng khò nóng.

Sử dụng màng chống thấm bể nước

Tuy nhiên nhìn chung dù bạn chọn chống thấm bằng sản phẩm màng chống thấm nào cũng cần thi công chuẩn. Chính xác, bạn cần đảm bảo bề mặt màng chống thấm được úp xuống dưới. Đồng thời trải kín cuộn màng vào vị trí bề mặt bể thi công chống thấm. Đặc biệt bạn chú ý:

  • Nếu thi công chống thấm bể nước bằng sản phẩm màng khò nóng hãy dùng đèn khò để làm nóng lớp màng nhầy. Sau đó bạn dán màng chống dính nhanh tay xuống bề mặt bể chống thấm. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo lướt ngọn lửa liên tục, đều tay. Như vậy thì nguồn nhiệt sẽ phân bổ đồng đều giúp màng dán dính phát huy tốt nhất hiệu quả. Tuyệt đối sẽ không xảy ra trường hợp tạo lỗ khí.
  • Nếu bạn chống thấm bằng màng dán lạnh thì sau khi dán màng lên bề mặt cần thi công thêm một bước quan trọng. Cụ thể, bạn cần thi công lớp vữa cán sàn lên trên bề mặt màng dán lạnh. Trong đó lớp vữa được trộn từ xi măng và cát nên đảm bảo tỷ lệ pha trộn.

Bước 4: Test kết quả chống thấm 

Đây là bước cuối cùng bạn cần tiến hành khi chống thấm bể nước. Công việc test kết quả của quá trình chống thấm rất đơn giản. Chỉ cần bạn chờ đợi 3 – 5 ngày sau khi hoàn thành việc thi công dán màng chống thấm. Sau đó, bạn bơm nước vào bể đầy và ngâm. Nếu bạn thấy bể nước không có dấu hiệu thấm nước nữa thì có nghĩa chống thấm thành công. Bạn có thể an tâm sử dụng bể nước để không gián đoạn sinh hoạt của gia đình.

Ngược lại, nếu sau khi ngâm nước bạn thấy bề mặt bể nước có dấu hiệu loang lổ thấm nước thì cần xem lại. Có thể ở một bước nào đó bạn đã tiến hành sai kỹ thuật. Đặc biệt bạn cần kiểm tra và nhờ thêm chuyên gia tư vấn để nhanh chóng triển khai lại toàn bộ quá trình chống thấm.

Kiểm tra bể nước sau khi thi công chống thấm

Chống thấm bể nước bằng Sika 

Sika là một vật liệu chống thấm đáng chú ý trên thị trường. Sản phẩm được ghi nhận an toàn cho người dùng. Đồng thời không bị ăn mòn, màu xám tương tự bê tông. Nhất là nếu bạn chọn cách chống thấm bể nước bằng Sika sẽ mang lại cả lợi ích về thời gian lẫn chi phí cũng như hiệu quả. Vậy cụ thể quy trình chống thấm bể nước bằng Sika như thế nào? Bạn tham khảo tiến hành như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt bể 

Dù bạn tiến hành phương án chống thấm nào thì việc vệ sinh bề mặt bể cũng cần thực hiện đầu tiên. Theo đó khi sử dụng Sika chống thấm bể nước bạn hãy bắt tay vào bước vệ sinh bề mặt bể.

  •  Tiến hành hút sạch nước trong bể
  • Sau đó dùng bàn chải để cạo bỏ hết các mảng trám vữa trên bề mặt bể nước
  • Tiếp tục vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và rong rêu bám trên bề mặt bể nếu có
  • Nếu bề mặt bể xuất hiện vết nứt hay các lỗ li ti, kẽ hở thì cần trám lại và chà bằng phẳng trơn tru.  Bạn có thể dùng Sika Grout 214-11 để thi công trám trét bề mặt bể

Nhìn chung bạn cần đảm bảo bề mặt bể nước được vệ sinh sạch sẽ. Hơn nữa bề mặt bể chống thấm không được tụ nước sau khi vệ sinh. Điều này sẽ giúp cho quá trình thi công chống thấm nước có kết quả tốt nhất.

Sử dụng Sika để chống thấm bể nước là phương án được đánh giá cao về hiệu quả

Bước 2: Thi công chống thấm 

Trong khi chờ đợi bề mặt bể khô ráo thì bạn hãy bắt tay vào trộn vữa chống thấm. Cụ thể bạn hãy trộn Sika Top Seal 107 để sử dụng chống thấm bể nước. Tỷ lệ pha trộn thông thường là 1l Sika dung dịch + 4kg bột Sika định mức 1.5kg cho 1 lớp/m2. Để hiểu hơn bạn có thể tham khảo hướng dẫn trộn hỗn hợp Sika trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất.

Sau đó, bạn hãy bắt đầu quét hỗn hợp Sika vừa trộn lên bề mặt bể nước chống thấm. Bạn có thể sử dụng con lăn chuyên dụng để quét hỗn hợp mỏng đều và phủ khắp bề mặt bể chống thấm. Tiếp tục bạn chờ đời  4- 8 giờ để lớp vữa thứ nhất khô thì quét thêm một lớp nữa.

Cuối cùng bạn chờ đợi lớp vữa vừa quét khô thì có thể bơm nước vào bể. Bạn hãy ngâm nước như thế để kiểm tra liệu bể nước còn thấm hay không. Nếu bể nước vẫn còn dấu hiệu thấm nước hãy tiến hành xả nước, chờ đợi bề mặt khô thoáng và quét thêm lớp vữa thứ 3.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả chống thấm bạn có thể dán gạch bằng các loại chất kết dính. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sơn chống thấm bể nước. Tuy nhiên bạn chỉ nên thi công thêm bước này khi test kết quả cho thấy bể nước đã được xử lý chống thấm triệt để bằng Sika.

Chống thấm bể nước bằng sản phẩm gốc xi măng Quicseal 

Các sản phẩm gốc xi măng Quicseal được sử dụng phổ biến trong chấm thấm công trình. Điển hình như là chống thấm hồ bơi, bể nước hay tầng hầm,..Vậy nên ngoài các phương án chống thấm nêu trên bạn có thể tham khảo thêm cách chống thấm bằng Quicseal. Cụ thể bạn tiến hành chống thấm theo các bước sau:

Chống thấm bằng sản phẩm gốc xi măng Quicseal

Bước 1: 

Bạn hãy bắt đầu quy trình chống thấm bể nước bằng việc tiến hành bão hòa nước. Đây là việc bạn cần làm đầu tiên để đảm bảo khi quét Quicseal không khiến bê tông háo nước. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh bề mặt thi công chống thấm. Hãy đảm bảo bề mặt bể nước đạt được trạng thái tốt nhất.

  • Không bụi bẩn
  • Không nấm mốc
  • Không bột xi măng
  • Không dầu mỡ
  • Không dính vữa

Kèm theo đó, bạn hãy thực hiện kỹ thuật bo góc chân tường. Đơn giản! bạn cần sử dụng xi măng cát vàng + Sika Latex trộn và quét lớp chống thấm. Chỉ cần quét lớp mỏng đều là được. Đặc biệt dưới lưới thủy tinh bo góc rộng 10-15cm.

Bước 2: 

Sau khi tiến hành xong bước 1 bạn hãy trộn sản phẩm gốc xi măng Quicseal. Bạn cần đảm bảo tỷ lệ trộn và cách trộn chuẩn theo quy định hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tiếp đó, bạn tiến hành thi công chống thấm bể bơi.

  • Quét lớp Quicseal lên bề mặt bể
  • Chờ đợi lớp thứ nhất vừa quét đạt trạng thái khô thì quét lớp thứ 2. Thông thường bạn chỉ cần chờ đợi 2 – 3h là lớp hỗn hợp Quicseal sẽ khô.
  • Tiến hành quét lớp thứ 3 sau khi lớp thứ 2 khô
  • Sơn hoàn thiện và phủ lớp vữa bảo vệ lớp quét chống thấm Quicseal.
  • Test kiểm tra hiệu quả của quá trình chống thấm

Thi công chống thấm bằng Quicseal đúng kỹ thuật

Ở đây bạn chú ý khi thi công quét lớp chống thấm Quicseal cần đảm bảo độ phủ kín. Kinh nghiệm là hãy quét lớp chống thấm theo hướng từ trên xuống dưới. Đặc biệt lớp quét sau vuông góc với lớp quét trước đó. Độ dày mỗi lớp tối thiểu 1mm với định mức 1kg – 2kg. Đối với các vị trí góc hay điểm trên bề mặt bể nước bạn nên linh hoạt sử dụng dụng cụ quét phù hợp.

Chống thấm bể nước bằng cách lựa chọn dịch vụ chống thấm  

Tìm đến dịch vụ chống thấm bể nước chuyên nghiệp là giải pháp xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi vì thực tế quá trình thi công chống thấm tuy không quá khó khăn nhưng không phải ai cũng làm được. Ngược lại, chỉ cần liên hệ đơn vị chống thấm thì việc bể nước bị rò rỉ, thấm nước không còn là vấn đề đau đầu.

Cụ thể, nếu bạn lựa chọn thuê dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp sẽ được cam kết nhiều lợi ích. Điển hình như:

  • Hiệu quả chống thấm triệt để. Dưới bàn tay của đội ngũ thợ, kỹ sư xây dựng có trình độ và kinh nghiệm thì các phương án chống thấm sẽ được triển khai. Từ đó mọi công việc thi công chống thấm từ A – Z sẽ được thực hiện hoàn hảo. Không có trường hợp chống thấm sai cách gây ra hư hỏng công trình.
  • Thời gian chống thấm nhanh chóng. Theo đó các đơn vị chống thấm thường sở hữu đầy đủ nhân lực, dụng cụ máy móc và vật liệu chống thấm. Vì thế chỉ cần chốt phương án thi công thì quá trình sẽ diễn ra đúng như mong muốn của bạn.
  • Tối ưu về chi phí. Bởi vì quá trình chống thấm được lên phương án rõ ràng + chi phí cụ thể và việc thi công diễn ra không sai sót. Vậy nên không có trường hợp đội chi phí khi phải tiến hành đi tiến hành lại việc chống thấm. Nhất là không có xảy ra tình trạng lãng phí vật liệu chống thấm
  • … 

Thuê dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp – Cách chống thấm tối ưu nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *