Chống Thấm Tầng Hầm, Hố Thang Máy

Tầng hầm là phần móng của một công trình. Tại đây không gian có thể được thiết kế làm nhà kho, gara ô tô,…Vì thế để đảm bảo chất lượng công trình và hạn chế tối những đa ảnh hưởng tới mục đích sử dụng thì cần phải chống thấm tầng hầm. Vậy làm sao để chống thấm tầng hầm hiệu quả? Ngay bây giờ bạn hãy tham khảo hướng dẫn phương án thi công từ A –  Z với từng hạng mục.

Chống thấm vách tầng hầm

Chống thấm tầng hầm là công việc cần được triển khai toàn diện từng hạng mục thiết kế tầng hầm. Trong đó, bạn hãy bắt đầu với quy trình chống thấm vách tầng hầm. Cụ thể bạn có thể tiến hành chống thấm vách trong hoặc vách ngoài tầng hầm.

Tiến hành chống thấm vách tầng hầm từ ngoài vào trong theo phương án thuận

Chống thấm vách ngoài tầng hầm

Theo các chuyên gia thì khi chống thấm vách tầng hầm việc chống thấm từ ngoài vào trong là tối ưu nhất. Đây là cách chống thấm thuận có thể giúp bảo vệ được bê tông đổ tầng hầm và việc thi công cũng không gặp nhiều khó khăn. Trong đó để chống thấm bạn có thể sử dụng vật liệu phù hợp điều kiện công trình. Chi tiết bạn hãy triển khai thi công chống thấm vách tầng hầm theo 2 phương án như sau:

Chống thấm bằng vữa chống thấm 

Để chống thấm vách ngoài tầng hầm đầu tiên bạn có thể cân nhắc phương án dùng vữa chống thấm. Rất đơn giản! Bạn tiến hành thi công đúng chuẩn quy trình.

  • Tạo nhám cho bề mặt ngoài vách tầng hầm
  • Bịt trám các vết chân chim, vết nứt gãy trên bề mặt vách ngoài tầng hầm nếu có
  • Phun rửa, vệ sinh làm sạch bụi bẩn, tạp chất và vữa còn đóng trên bề mặt nếu có
  • Pha trộn vữa chống thấm. Bạn chú ý tỷ lệ pha trộn vừa đúng theo quy định nhà sản xuất. Trong đó để nắm bắt bạn chỉ cần đọc hướng dẫn trên bao bì.
  • Quét lớp vữa vừa pha trộn lên bề mặt vách ngoài cần chống thấm. Ở đây bạn có thể quét thủ công bằng chối, ru lô. Hoặc muốn nhanh chóng bạn có thể sử dụng máy phun áp suất cao. Tuy nhiên nhìn chung bạn hãy đảm bảo lớp vữa bám kín khít khắp bề mặt vách ngoài tầng hầm.
  • Chờ lớp vữa khô bạn hãy trát lại một lớp xi măng khác. Tốt nhất bạn nên trát lớp xi măng mác 75 để bảo vệ tối đa bề mặt lớp chống thấm.

Chống thấm vách ngoài tầng hầm hiệu quả bằng vữa chống thấm

Chống thấm bằng màng Bitum

Màng chống thấm Bitum được ứng dụng nhiều trong chống thấm công trình. Và chống thấm vách tầng hầm cũng có nhiều gia chủ lựa chọn màng Bitum. Đặc biệt phương án chống thấm tầng hầm này được ghi  nhận phù hợp với công trình xây dựng ở nơi có độ sụt lún cao. Khi đó với đặc tính co giãn cao, màng chống thấm Bitum sẽ phát huy được khả năng che các vết nứt, chân chim, kẽ hở triệt để.

Vậy làm thế nào để chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng màng Bitum? Về cơ bản bạn hãy tiến hành thi công với quy trình các bước bao gồm:

  • Chuẩn bị bề mặt. Nghĩa là bạn hãy làm sạch, đảm bảo bề mặt vách tầng hầm nhẵn không dính bụi bẩn hay tạp chất. Nếu bề mặt có vết rạn nứt bạn hãy che lấp bằng cách sử dụng vữa trộn phụ gia chống thấm. Chú ý chọn loại vừa không co ngót.
  • Tiến hành quét phủ lớp lót Primer. Đây là cách bạn tăng cường độ bám dính của vật liệu chống thấm. Vì thế bạn cần đảm bảo lớp tạo dính đều kín bề mặt.
  • Chờ lớp lót khô bạn hãy dán lớp màng chống thấm lên bề mặt ngoài của vách tầng hầm. Bạn hãy dán cẩn thận và đảm bảo ghép mí khít kín toàn bộ. Đặc biệt nếu bạn chọn loại màng tự dính thì hãy nhớ thi công dán từ dưới lên trên. Ngược lại, nếu bạn chọn màng khò nóng hãy thi công từ trên xuống dưới.

Chống thấm vách trong tầng hầm 

Đây là phương án chống thấm tầng hầm bạn có thể triển khi cần chống thấm vách tầng hầm nhưng không thi công được từ ngoài vào trong. Trong đó phổ biến là trường hợp chống thấm vách tầng hầm bê tông sau thời gian sử dụng xuất hiện dấu hiệu nứt, hở thấm nước. Đặc biệt bạn cũng có thể hiểu đơn giản phương án này là chống thấm ngược tầng hầm.

Chống thấm vách trong tầng hầm

Ở đây bạn chú ý khi thi công chống thấm ngược tầng hầm không nên dùng màng Bitum. Thay vào đó  bạn nên ưu tiên vật liệu chống thấm có khả năng chịu áp lực nước thủy tĩnh cao (tốc độ nước phun). Chi tiết cách xử lý vách trong tầng hầm thấm nước như sau:

  • Xác định những khu vực tầng hầm bị thấm nước hay có nguy cơ thấm dột
  • Sau đó, đánh dấu các vị trí trọng điểm.
  • Tiến hành khoan theo hình chữ U, độ sâu mũi khoan tầm 3 – 5cm.
  • Gắn cố định ống nhựa.
  • Chống thấm xung quan cổ của hệ thống ống nhựa bạn vừa cố định. Bạn có thể sử dụng vữa đông cứng nhanh.
  • Sau đó, bạn rút toàn bộ ống nhựa đã gắn ra. Rồi dùng vữa trét vào các lỗ khoan.
  • Tiếp tục, bạn quét vữa chống thấm lên bề mặt vách trong tầng hầm vừa chống thấm. Bạn nên sử dụng hồ dầu chống thấm. Đồng thời để bảo vệ lớp chống thấm trước các tác động bạn quét thêm lớp vữa xi măng mác 75. Cuối cùng hoàn thiện về mặt vách tầng hầm như trước là kết thúc quá trình chống thấm tầng hầm ngược.

Chống thấm sàn tầng hầm

Sàn đáy tầng hầm hay còn gọi là sàn tầng hầm. Đây là vị trí thấm nhất của công trình xây dựng. Trong đó sàn thường nằm sâu trong lòng đất. Vì thế khi tiến hành chống thấm tầng hầm không thể bỏ qua hạng mục chống thấm sàn tầng hầm. Theo đó quy trình chống thấm bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án.

Chống thấm sàn tầng hầm cần được triển khai cẩn thận, đúng quy trình 

Chống thấm thuận trên bê tông lót

Đây là phương án chống thấm sàn tầng hầm được ứng dụng và triển khai rất nhiều trên thực tế. Bản chất của phương án là thi công chống thấm sau khi công trình đổ xong lớp lót bê tông. Đồng thời việc lắp đặt cốt thép dầm, sàn đáy tầng hầm cũng hoàn thành. Chi tiết quy trình thi công gồm 2 bước:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

Để phương án chống thấm sàn tầng hầm đạt hiệu quả tối đa thì bước chuẩn bị bề mặt rất quan trọng. Vậy nên bạn hãy chú ý yêu cầu kỹ thuật của phương án này là mặt bê tông phải có lớp lót bằng phẳng. Đặc biệt lớp lót cần chắc chắn. Coppha cạnh và dầm giằng cần được xây gạch với tô vữa.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công chống thấm sàn tầng hầm. Hãy đảm bảo rằng bụi bẩn, rác thải, tạp chất thừa rơi vãi trên bề mặt chống thấm được dọn sạch. Quan trọng nhất là sau khi vệ sinh bề mặt bê tông lót bạn hãy tiến hành tạo ẩm. Đơn giản, bạn hãy phun nước lên bề mặt bê tông lót là được. Tuy nhiên bạn nhớ không được để nước đọng trên bề mặt bê tông lót nhé.

Bước 2: Thi công chống thấm 

Khi bạn đã hoàn thành xong bước 1 có thể tiến hành thi công chống thấm sàn tầng hầm. Trong đó bạn có thể tùy chọn vật liệu chống thấm tầng hầm để thi công đối với công trình của mình. Chẳng hạn:

Phương án chống thấm thuận sàn tầng hầm

  • Sử dụng vữa chống thấm: Đối với cạnh móng dầm giằng một khi đã xây gạch xong bạn có thể quét vữa chống thấm lên bề mặt gạch. Thông thường giải pháp tối ưu là bạn dùng bình/máy phun để tưới đều chất chống thấm. Bạn tưới lên bề mặt gạch trát vữa cho tới khi ướt đẫm. Còn riêng sàn tầng hầm bạn cần pha hỗn hợp chống thấm để phun tưới lên bề mặt bê tông lót. Chỉ cần đảm bảo tỷ lệ pha trộn giúp mang lại hiệu quả chống thấm cao. Sau đó, chờ đời 3 – 4h là có thể đổ bê tông công trình.
  • Sử dụng màng Bitum: Đây là giải pháp thi công chống thấm thuận sàn tầng hầm kế tiếp bạn có thể tham khảo. Quy trình thi công như sau:
  • Quét lớp tạo dính lu sơn lên bề mặt
  • Chờ đợi lớp lót khô
  • Tiến hành dán màng Bitum chống thấm. Bạn chú ý dán màng kín khít.

Chống thấm ngược sàn tầng hầm  

Chống thấm ngược sàn bê tông là phương án chống thấm tầng hầm trên bê tông đã đổ. Đây là phương án cần thiết phải tiến hành trong một số công trình. Theo đó quy trình chống thấm về cơ bản cũng gồm 2 bước. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

Bề mặt bê tông sàn đáy tầng hầm đã đổ cần được làm sạch. Bạn hãy sử dụng các dụng cụ, cách thức khác nhau để đảm bảo bề mặt bê tông sạch sẽ. Không dính các tạp chất có thể ảnh hưởng đến khả năng kết dính hay hiệu quả chống thấm tầng hầm khi thi công. Ví dụ bụi bẩn, dầu mỡ, bụi xi măng,…

Làm sạch bề mặt bê tông sàn tầng hầm trước khi chống thấm

Ngoài ra, bề mặt bê tông sàn cũng không nên quá khô. Vì thế bạn cần tiến hành bão hòa bề mặt bê tông bằng nước sạch. Từ đó đảm bảo độ ẩm cần thiết cho bề mặt sàn. Tránh trường hợp bề mặt bê tông đọng nước.

Bước 2: Thi công chống thấm 

Ở đây bạn có thể bắt đầu thi công chống thấm tầng hầm, hố thang máy cụ thể là chống thấm sàn đáy tầng hầm. Tuy nhiên để quá trình thi công tối ưu về hiệu quả bạn hãy chú ý đến trạng thái bê tông sàn mới đổ.

  • Thứ nhất, sàn bê tông đã đổ bắt đầu kết ninh: Đây là trường hợp bề mặt sàn đáy tầng hầm vừa đổ bê tông trong khoảng 4 – 6h. Lúc này quan sát bề mặt sàn bê tông bạn sẽ thấy dấu hiệu kết ninh. Khi đó chống thấm sàn hiệu quả bạn chỉ cần phun chất chống thấm lên bề mặt sàn. Chi tiết:
  • Bạn sử dụng chất chống thấm Nanocryst PX100 Adchem.
  • Sau đó, bạn dùng rulo lăn hay máy phun chất chống thấm lên bề mặt sàn bê tông kết ninh.
  • Thứ 2, sàn bê tông tầng hầm mới đổ xong: Đây là trường hợp bề mặt sàn bê tông chưa kết ninh, chưa tạo được độ cứng. Nói chính xác, bề mặt bê tông đổ xong vẫn còn ướt. Lúc này để chống thấm tầng hầm, hố thang máy bạn chỉ cần rắc bột chống thấm. Bạn rắc cẩn thận lên toàn bộ bề mặt bê tông sàn tầng hầm để bột chống thấm thẩm thấu tối đa. Tiếp đó bạn chờ đợi 4 – 5 giờ sau rắc bột để tăng độ cứng của bề mặt sàn. Cuối cùng, bạn vệ sinh và hoàn thiện bề mặt sàn tầng hầm là kết thúc.

Thi công chống thấm ngược sàn tầng hầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *