Chống Thấm Trần Nhà

Mách bạn các phương pháp chống thấm trần nhà bê tông tốt nhất 

Hầu hết các công trình nhà ở dân dụng, chung cư,…ở Việt Nam hiện nay đều được thi công đổ trần bê tông. Tuy nhiên trần nhà sau thời gian sử dụng dễ xuất hiện tình trạng thấm nước, ố vàng, nứt gãy bề mặt. Vậy nên để xử lý tình trạng ấy thì việc tiến hành phương pháp chống thấm trần nhà là cần thiết, quan trọng.

Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng trần nhà bê tông bị thấm dột 

Trước khi tìm hiểu phương án chống thấm trần nhà bê tông bạn nên điểm qua nguyên nhân và hậu quả của tình trạng. Cụ thể như sau:

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trần nhà bê tông thấm dột

Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà

Trần nhà bị thấm dột là tình trạng phổ biến. Trong đó nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng được chỉ ra rất nhiều. Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu chính là do tác động của môi trường, thời tiết.

Chính xác thì trần nhà thấm dột một phần lớn xuất phát từ sự xuống cấp của công trình. Dưới tác động của thời tiết thì kết cấu của khối bê tông đổ trần bị thay đổi. Bởi vì, theo nguyên tắc vật lý bê tông sẽ nở ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ lạnh. Và cứ thế quá trình co giãn – nở ra của bê tông sẽ lặp đi lặp lại. Cuối cùng sau một thời gian trần nhà sẽ xuất hiện vết rạn nứt, chân chim.

Dĩ nhiên khi kết cấu của bê tông trần nhà bị phá vỡ thì nước sẽ len lỏi qua kẽ hở. Từ đó gây nên tình trạng thấm nước, ố vàng, rong rêu bám xấu xí. Riêng trường hợp trần nhà bị nứt vết kích thước lớn thì nhà sẽ bị thấm dột nghiêm trọng mỗi khi có mưa.

Ngoài ra, trần nhà bị thấm dột cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra. Ví dụ:

  • Chất liệu bê tông đổ trần thi công không đạt chuẩn
  • Sai sót xảy ra khi đổ trần bê tông
  • Do đường ống thoát nước bị hư hay bị đặt sai vị trí. Hoặc thiết kế mái bằng không đảm bảo độ dốc cần thiết. Vì thế khiến đọng nước trên mái nhà và dần dần ngấm vào trần nhà phá vỡ kết cấu ban đầu.

Trần nhà thấm dột do sự xuống cấp chất lượng 

Hậu quả của tình trạng trần nhà bị thấm dột 

Chống thấm trần nhà bê tông là một trong những khâu không thể bỏ qua đối với công trình hoàn thiện. Đặc biệt giới chuyên gia, kỹ sư khuyến cáo việc chống thấm trần nhà cần tiến hành ngay từ đầu. Riêng trường hợp nhà cũ sau thời gian sử dụng có dấu hiệu thấm nước thì cần lên phương án chống thấm nhanh nhất có thể. Bởi vì tình trạng trần nhà thấm dột có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Chẳng hạn như:

  • Công trình nhà ở sẽ nhanh xuống cấp. Diện mạo, tính thẩm mỹ của ngôi nhà sau khi hoàn thành sẽ bị ảnh hưởng. Minh chứng là những mảng ố vàng, rong rêu xấu xí sẽ xuất hiện. Thậm chí lâu ngày trần nhà bê tông sẽ hiện ra các vết chân chim, đường nứt gãy
  • Chất lượng công trình giảm sút sẽ kéo theo tính an toàn không được đảm bảo. Điều này đồng nghĩa sức khỏe, tính mạng của những người sinh sống trong nhà bị đe dọa.
  • Trần nhà thấm dột cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều đồ dùng trong nhà bị hư hỏng
  • Trần nhà thấm dột là cơ hội cho các vi khuẩn, rong rêu xuất hiện. Từ đó sức khỏe của mọi người sẽ bị ảnh hưởng. Nguy cơ mắc một số bệnh về hô hấp sẽ cao hơn bình thường
  • ….

Phương pháp chống thấm trần nhà bê tông ngược 

Chống thấm thấm dột trần nhà bê tông hiện nay được thực hiện với nhiều cách khác nhau. Trong đó cách phổ biến đầu tiên bạn có thể tham khảo là chống thấm ngược trần nhà. Cụ thể, bạn hãy tham khảo 2 phương án triển khai chi tiết như sau:

Cách chống thấm trần nhà ngược bằng máy bơm keo Epoxy

Chống thấm bằng máy bơm keo Epoxy áp lực 

Nếu trần nhà bê tông dày hơn 30cm xuất hiện các vết rạn nứt lớn kích thước > 0.5mm bạn hãy tiến hành chống thấm theo phương án này. Chỉ cần sử dụng máy bơm keo áp dụng lớn và thực hiện kỹ thuật chống thấm trần nhà chuẩn thì hiệu quả sẽ cao. Các vết rạn nứt trên trần nhà sẽ được xử lý triệt để. Chi tiết 4 bước chống thấm đơn giản bao gồm:

Bước 1:  Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chống thấm 

Để tiến hành chống thấm bạn cần có dụng cụ hỗ trợ thi công. Kèm theo đó bạn phải có đầy đủ vật liệu chống thấm trần nhà.

  • Dụng cụ thi công
  • Bàn chải sắt
  • Chổi, bay
  • Máy đục
  • Máy bài
  • Máy thổi bụi
  • Máy khoan
  • Máy bơm keo Epoxy loại áp lực cao
  • Vật liệu chống thấm trần nhà
  • Keo Epoxy SL 1400. Hoặc bạn có thể chọn Keo Epoxy Sikadur 752
  • Keo trám SL 1401

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt 

Quy trình chống thấm dột trần nhà sẽ tiếp tục với bước chuẩn bị bề mặt. Theo đó bạn hãy lần lượt tiến hành các thao tác là:

  • Xác định các vết nứt xuất hiện trên trần nhà bê tông. Rồi khoanh vùng các vết nứt ấy.
  • Sử dụng máy chà dọc đường  nứt đã khoanh vùng
  • Thổi sạch các đường nứt. Bạn hãy sử dụng máy thổi, bàn chải sắt, chổi để tiến hành nhanh chóng.
  • Đánh dấu vết nứt trên trần bê tông
  • Đánh dấu những vị trí trọng yếu để tiến hành khoan gắn kim bơm

Quá trình chống thấm cần triển khai từng bước

Bước 3: Khoan & gắn kim bơm keo 

Bạn cần dùng máy khoan để khoan vào những vị trí trọng yếu đã đánh dấu. Bạn chú ý các lỗ khoan cần cách nhau 15-20cm. Đặc biệt khoan xuyên góc dọc dựa theo hai bên của vết nứt bê tông. Độ sâu của lỗ khoan cần đảm bảo xuyên qua vết bê tông nứt gãy.

Tiếp tục, bạn đặt kim bơm keo các đúng vị trí lỗ khoan. Lưu ý siết chặt mũi kim lại cho chắc chắn.  Sau đó, bạn trám keo SL 1401 dọc vết bê tông nứt.

Bước 4: Bơm keo Epoxy chống thấm 

Để chống thấm trần nhà bạn hãy thực hiện bước cuối cùng là bơm keo chống thấm. Ở đây bạn hãy sử dụng keo Epoxy chống thấm chuyên dụng. Đây là loại keo chống thấm 2 thành phần nên trước tiên bạn cần trộn chúng lại với nhau. Bạn lưu ý xem hướng dẫn bao bì để trộn keo đúng chuẩn tỷ lệ.

Sau khi trộn keo bạn hãy tiến hành gắn máy bơm keo vào kim bơm. Tiếp đó, bạn sử dụng máy bơm áp lực cao để bơm keo vào vết nứt bê tông trần nhà. Bạn chú ý cho máy bơm hoạt động cho đến khi có dấu hiệu không thể bơm keo trét vết nứt vào được nữa.

Tiếp tục, bạn hãy chờ đợi cho keo khô. Rồi bạn tiến hành tháo kim bơm keo ra khỏi trần nhà bê tông. Khi đó bạn sẽ thấy có các lỗ khoan xấu xí để lại. Lúc này bạn cần trám lỗ khoan để trả lại sự hoàn hảo cho bề mặt trần nhà. Rất đơn giản! Bạn hãy sử dụng vữa trộn với phụ gia Sika Latex để trám lỗ khoan. Cuối cùng bạn vệ sinh bề mặt trần nhà bê tông thật sạch. Đồng thời dọn dẹp khu vực thi công chống thấm trần nhà là hoàn thành công việc.

Bơm keo Epoxy chống thấm trần nhà

 Chống thấm trần nhà bằng hệ thống xi lanh 

Đây là một phương án chống thấm ngược khác được ứng dụng nhiều trong chống thấm trần nhà bê tông. Theo đó thay vì sử dụng máy bơm áp lực cao thì bạn chống thấm bằng hệ thống xi lanh. Phương án này được ghi nhận phù hợp với trường hợp chống thấm trần nhà xuất hiện vết chân chim, vết nứt nhỏ. Chi tiết quy trình chống thấm gồm 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu 

Khi bạn tiến hành chống thấm trần nhà bê tông theo bất kỳ phương pháp nào cũng cần có vật liệu chống thấm. Trong đó ở đây có 2 vật liệu chính bạn cần là:

  • Keo Epoxy SL 1400. Hoặc bạn có thể chọn keo Epoxy Sikadur 752
  • Keo trám vết nứt SL 1401

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt 

Để cách chống thấm trần nhà bê tông thi công mang tới hiệu quả chống thấm tốt thì việc chuẩn bị bề mặt là rất quan trọng. Bởi vì bề mặt trần nhà nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của các loại keo.

Vậy nên tốt nhất khi tiến hành chống thấm cho trần nhà bạn hãy bắt đầu bằng việc làm sạch bụi bẩn trên trần nhà. Tập trung vào khu vực ẩm ướt, có vết nứt. Bạn cần sử dụng các thiết bị, dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ bụi, tạp chất, rong rêu trên bề mặt trần nhà. Nếu trường hợp trân có có trát vữa bạn hãy tẩy bỏ sạch sẽ.

Chống thấm trần nhà bằng hệ thống xilanh

Bước 3: Thi công chống thấm 

Đây là bước thi công mấu chốt trong quy trình chống thấm trần nhà bê tông. Theo đó bạn hãy triển khai chi tiết như sau:

  • Kiểm tra kích thước của vết nứt trên trần nhà sau khi làm sạch bề mặt
  • Đánh dấu vị trí đặt xi lanh. Chú ý giữa các vị trí đánh dấu cần đảm bảo khoảng cách 15cm – 20cm.
  • Gắn bát nhựa vào những vị trí được đánh dấu bằng keo Epoxy 1401
  • Sử dụng keo SL 1401 để trám dọc vết nứt được gắn bát nhựa. Điều này sẽ đảm bảo keo Epoxy không chảy ra ngoài khi bạn bơm sau này.
  • Gắn xi lanh vào bát nhựa đã cố định khi bề mặt keo Epoxy SL 1401 đã khô.
  • Tiến hành bơm dung dịch keo Epoxy SL 1400 vào để trám các vết nứt giúp chống thấm trần nhà bê tông
  • Chờ đợi 3 – 5 giờ cho dung dịch keo Epoxy bơm vào đông cứng
  • Rút xi lanh ra khỏi bề mặt trần nhà
  • Tiến hành chà nhám, làm phẳng, làm sạch bề mặt trần nhà. Như vậy là bạn đã hoàn thành toàn bộ quá trình chống thấm trần nhà bằng xi lanh.

Phương pháp chống thấm thuận trần nhà bê tông 

Để chống thấm dột trần nhà bê tông bạn cũng có thể lựa chọn phương án chống thấm ngược. Chi tiết quy trình chống thấm gồm 5 bước. Cụ thể:

Bước 1

Việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị vật liệu chống thấm trần nhà.

  • Màng chống thấm đàn hồi. Bạn chú ý chọn loại màng chống thấm có 2 thành phần chính gồm xi măng với Polyme đàn hồi FOSMIX.
  • Hóa chất tinh thể có khả năng thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC
  • Lưới sợi thủy tinh chống thấm loại Fiber Glass
  • Phụ gia chống thấm Sika Latex

Chống thấm thuận trần nhà

Bước 2 

Sau khi có đầy đủ vật liệu bạn hãy bắt tay thi công chống thấm trần nhà. Trong đó, bạn hãy bắt đầu với việc xác định vị trí trần nhà bị thấm dột nước. Tiếp tục, tại vị trí được khoanh vùng bạn hãy làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Tốt nhất bạn nên loại bỏ mọi bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu,…bám trên bề mặt trần nhà nếu có. Riêng trường hợp có lớp vữa trát hay khu vực khó vệ sinh bạn hãy sử dụng thêm máy mái và các dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ.

Bạn cần đảm bảo rằng bề mặt trần nhà thi công chống thấm sạch sẽ, bằng phẳng. Có như thế thì khi bạn chống thấm trần nhà hiệu quả mới lâu dài, tối ưu.

Bước 3

Bạn tiếp tục quy trình xử lý chống thấm trần nhà bê tông với công việc pha dung dịch. Cụ thể, bạn hãy pha chất Water Seal Prime trong nước sạch. Tỷ lệ pha trộn chuẩn mực là 1:1. Sau đó, bạn hãy dùng chổi quét chuyên dụng để quét hỗn hợp vừa pha lên toàn bộ bề mặt trần nhà vừa mới làm sạch. Bạn chú ý quét hỗn hợp cẩn thận. Quan trọng cần đảm bảo hỗn hợp được quét phủ lên khắp bề mặt trần nhà.

Bước 4

Sau khi hoàn thành bước 3 bạn hãy tiến hành trộn thành phần của FOSMIX vào thùng chứa. Rồi khuấy trộn đều các thành phần với nhau. Để đảm bảo có được hỗn hợp như ý bạn nên sử dụng máy khuấy trộn thay vì làm thủ công.

Quét hỗn hợp trộn thành phần của FOSMIX lên bề mặt

Tiếp tục, bạn sử dụng hỗn hợp vừa trộn quét lên toàn bộ bề mặt trần nhà bê tông để chống thấm dột. Bạn chỉ cần quét phủ toàn bộ bề mặt một lớp là được. Sau đó, bạn rải lưới Fiber Glass lên trên. Đồng thời tiến hành quét thêm lớp hỗn hợp chống thấm thứ 2 lên trên lớp lưới.

Ở đây bạn chú ý không nên rải lưới Fiber Glass lên bề mặt trần nhà bê tông khi lớp hỗn hợp chống thấm quét lần thứ nhất chưa khô. Điều này có nghĩa là khi bạn quét xong lớp thứ nhất nên chờ đợi thời gian. Trong đó chờ đợi bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Song nhìn chung tầm khoảng 2–4 tiếng bạn có thể kiểm tra tình trạng lớp hỗn hợp vừa quét chống thấm trần nhà.  

Bước 5

Khi thi công xong bước thứ 4 bạn hãy chờ đợi 1 – 2 ngày. Sau đó, bạn thực hiện các công việc còn lại để chống thấm dột trần nhà hiệu quả.

  • Test xem trần nhà bê tông có còn thấm dột nữa không. Đơn giản bạn chỉ cần bơm nước vào bề mặt. Nếu bạn thấy chống thấm trần nhà bê tông chưa mang lại kết quả như ý hãy tiến hành lại từ bước 2.
  • Khi trần nhà bê tông vượt qua bài test về tình trạng thấm dột thì hãy pha hỗn hợp Bột Sika Latex+nước sạch+xi măng. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ pha trộn chuẩn trên bao bì hướng dẫn. Hoặc bạn có thể hỏi thăm kinh nghiệm từ chuyên gia thợ xây.
  • Quét hỗn hợp lên bề mặt
  • Quét sơn lại và hoàn thành quá trình chống thấm trần nhà.

Quét sơn hoàn thiện quá trình chống thấm trần nhà

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường 

Sử dụng nhựa đường để chống thấm trần nhà bê tông là một phương án được ứng dụng phổ biến. Bởi vì phương án này có nhiều ưu điểm nổi bật. Bao gồm:

  • Chi phí tiết kiệm
  • Có độ bền lâu dài. Nếu không bị những tác nhân bên ngoài tác động thì độ bền của vật liệu có thể lên tới 10 năm.
  • Cách thi công đơn giản
  • An toàn, không độc hại
  • Khả năng trám bít vết nứt  tốt

Vì thế bạn có thể tham khảo áp dụng cách chống thấm trần nhà với vật liệu nhựa đường. Chi tiết quy trình triển khai là:

  • Làm sạch bề mặt trần nhà. Loại bỏ mọi bụi bẩn, rong rêu. Nếu có vụn vữa trên trần nên mài sạch sẽ.
  • Đun nóng chảy nhựa đường
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng để quét nhựa đường lên bề mặt.
  • Chờ đợi khoảng 48h sau đó kiểm tra bề mặt chống thấm. Nếu có những khu vực còn chưa đạt chất lượng hãy trám lại. Còn nếu chất lượng đảm bảo hãy phủ bạt rồi tưới nước. Bạn thực hiện như thế ngày 2 lần. Test lại lần cuối hiệu quả chống thấm trần nhà và kết thúc quá trình thi công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *